Giao diện blender 2.8
Giao diện của Blender được tách thành ba phần chính:
  • Topbar ở trên cùng.
  • Cửa sổ các Vùng - Areas ở giửa.
  • Thanh trạng thái ở phía dưới.

Các thành phần của giao diện Blender 2.8
Vì trong tài liệu tiếng việt chính thức, giao diện tiếng Việt của Blender 2.8 ích nhiều có sự không đồng nhất, có trùng lập ý nghĩa giữa 2 từ tiếng anh khác nhau, có những từ tiếng Việt sử dụng trong bleder hơi bị kỳ lạ. Cho nên mình sẽ thường xuyên để từ song ngữ trước và sau dấu “-” và "()" để cho bạn đọc dễ nhận dạng danh từ và thuật ngữ. Bài viết chắt chắn sẽ có thiếu sót mong các bạn thông cảm.

1. Topbar.

- Topbar là thanh menu ở vị trí cố định trên cùng của Blender 2.8x. Topbar của blender 2.8x không thể bị thay thế và di chuyển. Topbar bao gồm 3 thành phần: Trình đơn - Menu, các Tab Không gian làm việc - Workspace, các Scene - khung cảnhView Layer - lớp.
- Ở phiên bản Blender 2.7x thì Topbar không có, mà ở vị trí đó là cửa sổ info. Cửa sổ info của blender 2.7x có thể bị thay thế và di chuyển. Hiện tại, cửa sổ Info của Blender 2.8x vẫn còn nhưng đã thay đỗi hoàn toàn về tính năng so với phiên bản Blender 2.7x. Trong bài viết này thì thuật ngữ cửa sổ sẽ bị thay thế bằng Areas – vùng.

1.1 Trình đơn - Menu.

- Blender sử dụng nhiều menu khác nhau để truy cập các tùy chọn và công cụ. Hàng menu mà bạn thấy đầu tiên trên Topbar được gọi là Header Menus (Trình Đơn ở Thanh Tiêu Đề). Nhiều menu có menu phụ. Nếu một mục menu hiển thị một hình tam giác, điều đó có nghĩa là nó dẫn đến một menu phụ. Việc cuộn Menu có thể được thực hiện bằng cách di chuột, bằng nút bánh xe chuột và phím điều hướng. 
- Bạn có thể thu gọn Header Menus bằng cách nhấn chuột phải vào bất kỳ vị trị nào trên thanh Topbar, ở menu Header(Phần đầu) bấm bỏ dấu tích Show menus(Hiện doanh bạ). Sau khi thu gọn, Header Menus sẽ thu gọn lại thành 3 dấu gạch ngang. Để bun rộng Header Menus ra thì nhấn chuột phải vào bất kỳ vị trị nào trên thanh Topbar ở menu Header bấm đánh dấu tích chọn Show menus. 

1.2 Không gian làm việc.

Không gian làm việc

a. Không gian làm việc là gì?

Ở giửa thanh Topbar là các Tab Không gian làm việc - Tab Workspace. Các Tab Không gian làm việc này cho phép bạn nhanh chóng chuyển đổi qua lại các không gian làm việc khác nhau. Mỗi một Tab Không gian làm việc là một cách xắp sếp, bố trí một hay nhiều Vùng – Areas chứa Editor (Trình chỉnh sửa, trình biên tập, biên soạn) khác nhau được gán trước. Mỗi một Tab Không gian làm việc sẽ phục vụ cho một công việc hay nhiều công việc khác nhau, tùy thuột người sử dụng.

b. Di chuyễn qua lại giửa các Tab Không gian làm việc.

- Bạn có thể dùng nút bánh xe chuột để cuộn Tab Không gian làm việc khi Topbar có số lượng Tab Không gian làm việc quá lớn, mà màng hình máy tính không đủ để hiện thị. Bạn củng có thể dung phím tắt Ctrl-PageUp(pgup) và Ctrl-PageDown(pgdn) để di chuyển qua lại giữa các Tab Không gian làm việc.

c. Thêm Tab mới và đỗi tên không gian làm việc.

- Đỗi tên Tab Workspace Nhấn đúp vào tên của tab để đỗi tên tab
- Thêm Tab Workspace mới Bám vào dấu cộng bên phải dãi Tab Workspace.

d. Nhân đôi, xóa và sắp xếp Tab không gian làm việc.

- Chuột phải  vào Tab Workspace sẽ hiện menu chứa các tùy chọn để nhân đôi, xóa và sắp xếp lại các Tab Workspace. 

2. Vùng - Areas.

Vùng

- Cửa sổ ở giửa Blender được chia thành một số hình chữ nhật được gọi là Vùng - Areas. Các Vùng - Areas dành không gian màn hình chứa một Trình chỉnh sửa - Editor, chẳng hạn như 3D Viewport (Chế độ xem 3D) hoặc Outliner. Tất cả các phím nóng bạn nhấn sẽ ảnh hưởng đến nội dung của Editor trong phạm vi của Areas mà con trỏ chuột đặt vào. Ranh giới Areas được xác định bởi 4 góc bo tròn.

- Các Vùng - Areas có thể được tùy chỉnh để phù hợp với các tác vụ cụ thể được gọi là Tab Workspace, sau đó có thể được đặt tên và lưu lại để sử dụng sau.
- Trong một số tài liệu ở phiên bản blender 2.7x thì người ta không gọi là Areas, mà gọi chung là cửa sổ của Edittor và diễn tã không quá dài dòng trong phiên bản Blender 2.8x.

2.1 Thay đỗi kích thước Areas.

Bạn có thể thay đổi kích thước các Areas bằng cách kéo các đường viền của chúng bằng phím trái chuột. Di chuyển con trỏ chuột vào đường viền giữa hai Areas (khu vực) để con trỏ thay đổi thành mũi tên hai đầu, sau đó nhấp và kéo.

2.2 Tách Areas.

Để Tách một Areas sẽ tạo ra hai Areas chúng ta có 2 cách.
Cách 1.
Đặt con trỏ chuột vào một góc Areas để thay đổi con trỏ thành hình chữ thập (+), rồi nhấn phím chột trái kéo theo hướng vào trong của chính Areas đó sẽ phân chia thành hai Areasvà sao đó thả phím trái chuột. Phân tách Areas có thể theo chiều ngang hoặc chiều dọc tùy theo ý bạn.
Nếu bạn nhấn Esc hoặc phím phải chuột trước khi thả phím trái chuột, thao tác sẽ bị hủy bỏ. 
Cách 2.
Truy cập cập vào cửa sổ Thông tin - Info chọn Màn chiếu - View > Diện tích - Areas > Chẻ dọc - Horizontal Split hoặc Chẻ ngan - Vertical Split. Bạn có thể gán phím tắt cho nó để đở mất thời gian kéo thả.

2.3 Ghép hai Areas thành một Areas.

Để ghép hai Areas thành một Areas di nhất ta làm như sau. Đặt con trỏ chuột vào một góc Areas thứ nhất để thay đổi con trỏ thành hình chữ thập (+), rồi nhấn phím chột trái kéo theo hướng vào trong Areas thứ hai mà bạn muốn ghép và sao đó thả phím trái chuột. Ghép Areas có thể theo chiều ngang hoặc chiều dọc tùy theo ý bạn.
Nếu bạn nhấn Esc hoặc phím phải chuột trước khi thả phím trái chuột, thao tác sẽ bị hủy bỏ.

2.4 Hoán đổi vị trí hai Areas cho nhau.

Bạn có thể trao đổi vị trí giữa hai Areas bằng nhấn giử Ctrl + chuột trái (LMB) trên một trong các góc của Areas ban đầu, kéo về phía Areas mục tiêu và thả chuột ở đó. Hai Areas không cần phải nằm cạnh nhau, mặc dù chúng phải nằm trong cùng một cửa sổ Blender.

2.5 Phóng to Areas cực đại.

  • Để Phóng to Areas cực đại bạn có thể nhấn chuột phải vào thanh trên cùng của Areas và chọn Maximize Area (toàn màn hình khưu vực) hoặc phím tắt Ctrl+Spacebar . Bạn củng có thể bấm phải chuột vào trong Areas và chọn Area > Toggle Maximize Area, tuy nhiên không phải Areas nào củng có.
  • Để phục hồi lại kích thước ban đầu bạn có thể bấm phải chuột vào thanh trên cùng của Areas và chọn Tile Area (diện tích ô) hoặc sử dụng phím tắt Ctrl+Spacebar.

2.5 Mở Areas toàn màn hình.

  • Để mở Areas toàn màng hình có thể nhấn chuột phải vào tron của Areas và chọn Area (diện tích) > Toggle fullscreen Areas (bật tắt vùng toàn màng hình) hoặc phím tắt Ctrl+Alt+Spacebar.
  • Để phục hồi lại kích thước ban đầu bạn có thể thực hiện lại thao tác trên.

3. Editor.

Blender có nhiều loại Edittor, có tổng cộng 20 loại và được chia thành 4 nhóm.
Nói chung, Editor cung cấp cách để xem và sửa đổi công việc của bạn thông qua một phần cụ thể của Blender. Ở gốc trên bên trái Areas có một biểu tượng hình chửa nhật chưa biểu tượng của loại Editor. Khi bạn di chuột vào hình chử nhật đó sẽ hiện thị tên củ Editor. Riêng phần Editor, mình sẽ có bài viết chi tiết sau.

4. Thanh trạng thái.

Thanh trạng thái nằm ở dưới cùng của cửa sổ Blender và được sử dụng để trình bày thông tin. Thanh trạng thái có thể được ẩn bằng cách kéo nó xuống hoặc từ Menu Window.

4.1 Thông tin phím tắt:

Vùng bên trái của Thanh trạng thái hiển thị thông tin về các phím và nút chuột làm gì cho từng trình chỉnh sửa, chế độ và công cụ và nó cập nhật khi bạn giữ các phím bổ trợ.

4.2 Thông báo trạng thái:

Vùng ở giữa Thanh trạng thái hiển thị thông tin về các tác vụ hoặc công cụ hiện đang chạy.

  • Running Tasks: Thanh tiến trình và nút hủy được hiển thị trong khi thực hiện các tác vụ tính toán dài hơn như kết xuất hoặc baking. Di chuột qua chúng cho thấy một ước tính thời gian.
  • Report Message: Dán nhãn cho thao tác để hiển thị kết quả hoặc cảnh báo. Nó biến mất sau một thời gian ngắn. Bằng cách nhấp chuột trái vào biểu tượng ở phía bên trái, toàn bộ báo cáo được sao chép vào một khối dữ liệu văn bản mới, bạn có thể mở trong Text Editor.

4.3 Thông tin tài nguyên:

Vùng bên phải của Thanh trạng thái hiển thị thông tin về tệp blend hiện tại.

  • Active Collection: Hiển thị tên của Collection hiện tại được chọn.
  • Active Object: Hiển thị tên của đối tượng đang được chọn.
  • Geometry: Hiển thị thông tin về khung cảnh được tải hiện tại phụ thuộc vào chế độ và loại đối tượng. Khi hai số được hiển thị, số đầu tiên có nghĩa là số được chọn và số thứ hai có nghĩa là tổng số. Đây có thể là số đỉnh, mặt, hình tam giác (Tris) hoặc số xương được gắn.
  • Objects: Hiển thị số lượng đối tượng được chọn.
  • Memory: Cho thấy mức tiêu thụ bộ nhớ của Blender. Điều này có thể giúp xác định khi nào bạn đạt đến giới hạn của phần cứng.
  • Blender version: Hiển thị phiên bản Blender đang dùng.
Ở phiên bản Blender 2.7x thì chưa có. Thanh trạng thái có vị trí cố định và không thể xóa.

Bài viết của mình tạm thời kết thút tại đây. Mọi ý kiếm đóng góp, các bạn vui lòng để vào bình luận bên dưới.
🙈Xem thêm:


0 comments:

Post a Comment

Popular Posts