Ở bài trước mình đã hướng dẩn tạo, nhập và quản lý Project. Trong bài này mình sẽ giới thiệu tổng quan giao diện Godot Editor và các thành trong giao diện Godot Editor.

1. Cái nhìn đầu tiên về giao diện Godot Editor.

Ở cửa sổ Project bạn bấm chọn Project và chọn Edit để mở Godot Editor ra. Sau khi Godot Editor mở, chúng ta sẽ thấy giao diện của trình chỉnh sửa với chế độ xem 3D hoạt động.
Tong_quan_giao_dien_Godot_Editor
Tổng quan giao diện Godot Editor

Theo mình thì Godot Editor có 4 phần chính là:

  • Main Menu (Menu chính): Tại đây bạn có thể lưu và tải tệp, chỉnh sửa cài đặt dự án và tìm kiếm trợ giúp.
  • Workspaces (Không gian làm việc) và các thành phần phụ thuột: Ở trên cùng, bạn có thể chuyển đổi giữa làm việc trong không gian làm việc 2D, 3D hoặc Script. Ở bên dưới Workspaces, là các thành phần phụ thuột Workspaces là Toolbar, Viewport, Bottom Panel. Mình sẽ nói chi tiết ở mục 2.
  • Playtest Buttons: Được phân bố ở gốc trên bên phải. Các nút này cho phép bạn khởi chạy và điều khiển trò chơi của mình khi thử nghiệm.
  • Nhóm các Dock: Được phân bố hai bên là 2 nhóm Dock. Dock có hai ý nghĩa, vừa là một bến cảng, nơi bạn có thể xem các mục trò chơi và vừa là nơi đặt thuộc tính của chúng (Có tài liệu thay vì người ta gọi là Dock mà người ta gọi là Tab hay Bar, bạn gọi là Tab hay Bar củng không sai). Các Dock có thể kéo thả để thay đỗi vị trí cho nhau.

2. Workspaces - Không gian làm việc.

2.1 Có tất cả 4 không gian làm việc.

  • 2D: không gian làm việc này được sử dụng để chỉnh sửa scenes 2D. Nó cũng được sử dụng trong các trò chơi 3D để thiết kế giao diện người dùng.
  • 3D: trong không gian làm việc này, bạn có thể làm việc với các đối tượng 3D, ánh sáng và mức thiết kế cho các trò chơi 3D.
  • Script: đây là trình soạn thảo mã code nơi bạn sẽ viết các tập lệnh. Nó có tự động hoàn thành, trình gỡ lỗi và tham chiếu mã củng tích hợp tại đây.
  • AssetLib: đây là thư viện assets mà bạn có thể sử dụng miễn phí trong các dự án của mình.

2.2 Các thành phần thuột lệ thuột vào không gian làm việc.

  • Toolbar: Thanh công cụ này là nơi bạn sẽ tìm thấy các công cụ để di chuyển, chia tỷ lệ hoặc khóa các đối tượng scene của bạn. Nó thay đổi khi bạn nhảy đến các không gian làm việc khác nhau. 
  • Viewport: Đây là nơi bạn sẽ thấy các thành phần trong trò chơi của mình khi bạn làm việc với chúng. Chỉ có ở không gian làm việc 2D và 3D.
  • Bottom Panel: Bảng dưới cùng là máy chủ lưu trữ cho bảng điều khiển gỡ lỗi, trình chỉnh sửa hoạt hình animation, bộ trộn âm thanh mixer.

3. Dock.

Dock là gì thì mình đã nói ở mục 1.Ở đây mình sẽ nói ra vai trò mỗi Dock cụ thể.
  • Scene: là nơi liệt kê nội dung của Scene hiện tại và là nơi bạn có thể thêm các node (nút) mới.
  • FileSystem: là nơi bạn sẽ quản lý các tệp và tài sản assets dự án của mình. 
  • Inspector: nơi bạn có thể xem và chỉnh sửa các thuộc tính của các node  nút. cho phép quản lý các thuộc tính của một nội dung cảnh Scene. 
  • Import: quản lý các thuộc tính của nội dung của assets đã nhập.
  • Node: nơi bạn có thể kết nối Tín hiệu (thuật ngữ Godot cho các sự kiện) cho các chức năng của tập lệnh.
Bài viết của mình tạm thời kết thúc tại đây, minh sẽ thương xuyên cập nhật tin và bài viết về Godot Engine. Nếu bạn có ý kiến gì hay thì hãy bình luận bên dưới cho mình biết.
🙏Xem thêm.




Related Posts:

  • Nút - Nodes và Cảnh - Scenes của Godot Engine Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu nút và cảnh của Godot Engine. Bài viết này nằm tròng loạt bài hướng dẩn Godot engine. Nút là một khối xây dựng cơ bản và Cảnh là một đối tượng hoặc địa điểm. Sau đây mình sẽ đi vào cụ th… Read More
  • Hướng dẩn tạo, nhập Project và quản lý Project Godot Engine. Ở bài trước mình đã hướng dẩn tải và cài đặt Godot Engine. Tiếp tục loạt bài hướng dẩn sử dụng Godot Engine, trong bài viết này mình sẽ hướng dẩn các bạn tạo và quản lý Project ( Project manager). 1. Lần đầu tiên … Read More
  • Giới thiệu GDScript Hiện bài viết này đang được cập nhật và chưa hoàn thiện. 1. GDScript là gì? GDScript là ngôn ngữ kịch bản tích hợp của Godot. Nó được xây dựng từ đầu để tối đa hóa tiềm năng và sức mạnh cả Godot mà không cần viết quá n… Read More
  • Hướng dẫn Godot engine Dưới đây là danh sách các bài viết  hướng dẩn tự học sử dụng Godot engine🎮. (đang cập nhật) Bắt đầu học Godot Engine. Giới thiệu Godot engine. Hướng dẩn tải và cài đặt Godot Engine. Hướng dẩn tạo, nhập Project và q… Read More
  • Giới thiệu Game Engine miễn phí Godot Engine Bạn mới bước vào con đường phát triển game độc lập! Bạn đang bân khuâng không biết lựa chọn game engine nào để bất đầu học? Chắt chắn game engine đó phải miển phí 100%, gọn nhẹ, dễ học, dể sử dụng và đặt biệt phải phù hợp v… Read More

0 comments:

Post a Comment

Popular Posts